Ý nghĩa của đôi hạc trong văn hóa thờ cúng

Ý nghĩa của đôi hạc trong văn hóa thờ cúng

Ý nghĩa của đôi hạc trong văn hóa thờ cúng

Trong tín ngưỡng thờ cúng của người Việt, không gian thờ cúng nói chung và trên bàn thờ gia tiên nói riêng những khí cụ được đặt làm đồ thờ là đại diện cho những điều thiêng liêng, cao quý và tốt đẹp mà con người ta muốn hướng tới. Một trong những đồ thờ cúng bằng đồng chúng ta vẫn thấy đó là đôi hạc ngậm hoa, cưỡi trên mai rùa, khí cụ trong bộ đồ thờ cao cấp: “Đỉnh đồng ngũ sự”. Đôi Hạc trầu bên Đỉnh đồng ấy mang ý nghĩa như thế nào? Tại sao lại thờ Hạc mà không phải loại vật nào khác. Đồ đồng Qũy Mai xin mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài chia sẻ dưới đây để biết rõ thêm

Ý nghĩa của đôi hạc đồng trong văn hóa thờ cúng

Trong nhiều tài liệu và sách cổ ca ngợi rất nhiều về những đức tính tốt đẹp mà loài chim Hạc, điều đó cho thấy, từ xa xưa con người rất coi trọng loài chim quý này. Thậm chí còn được gọi là “nhất phẩm điểu” hay là “nhất phẩm đương triều” Loài chim Hạc là biểu trưng cho sự thuần khiết, thanh liêm, không tham lam, không sa đọa không dục vọng, biểu trưng cho lòng nghĩa hiệp, đức quân tử, trượng nghĩa, những người hiền sỹ, ưu tú… Loài chim này vì thế được coi là vật quý thường dùng làm vật phẩm cống vua. Hình dáng con hạc đứng trên phiến đá trước sóng triều ngụ ý tới phẩm chất cao quý, mạnh mẽ đối đầu với khó khăn, mang lại may mắn và ấm êm.

Truyền thuyết còn nói rằng hạc là chim tiên sống rất thọ, trong cuốn “Tướng hạc kinh” đã gọi hạc là” thọ bất khả lượng” (sống lâu không thể tính) hay “hạc thọ thiên tuế” (hạc sống nghìn năm). Cũng chính bởi vậy, nhiều thế hệ sau vẫn dùng hình ảnh chim Hạc như một lời chúc, một mong ước về sự trường thọ.

Trong đạo giáo, đặc biệt là Đạo Phật rất coi trọng loài chim Hạc, coi đó là loài chim trên cao, loài chim của các đức tối cao và lấy đó là tượng trưng cho những thế lực siêu nhiên sự thanh cao, tinh túy và những mong ước tốt đẹp. Người ta trưng bày Hạc ở những nơi trang nghiêm, ở những vị trí quan trọng trong căn nhà ở hoặc ở những nơi thờ, cúng.

Ý nghĩa của đôi hạc trong văn hóa thờ cúng

Ở Việt Nam không phải ngẫu nhiên mà người sưa đưa hình ảnh đôi Hạc lên bàn thờ cúng gia Tiên. Đôi hạc không chỉ được đưa vào tranh thêu, tranh khảm, tạc gỗ, đôi hạc bằng đồng đúc được nằm trong bộ đỉnh đồng ngũ sự, là vật thờ cúng không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên tượng trưng cho sự hài hòa âm dương, hòa hợp đất trời, Với mong muốn về những điều trường tồn, tốt đẹp cho gia đình. Hạc là con vật của đạo giáo. Hình ảnh hạc chầu trên lưng rùa trong nhiều ngôi chùa, miếu…, hạc đứng trên lưng rùa biểu hiện của sự hài hòa giữa trời và đất, giữa hai thái cực âm – dương. Hạc là con vật tượng trưng cho sự tinh tuý và thanh cao.

Theo truyền thuyết rùa và hạc là đôi bạn rất thân nhau. Rùa tượng trưng cho con vật sống dưới nước, biết bò, hạc tượng trưng cho con vật sống trên cạn, biết bay. Khi trời làm mưa lũ, ngập úng cả một vùng rộng lớn, hạc không thể sống dưới nước nên rùa đã giúp hạc vượt vùng nước ngập úng đến nơi khô ráo. Ngược lại, khi trời hạn hán, rùa đã được hạc giúp đưa đến vùng có nước. Điều này nói lên lòng chung thuỷ và sự tương trợ giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, hoạn nạn giữa những người bạn tốt.

Chim hạc còn gọi là đại điểu hay nhất phẩm điểu là con chim của vũ trụ, của tầng cao, báo hiệu sự chuyển mùa, đại diện cho thế lực siêu nhiên từ trời cao mang tới.

Trong hình tượng trang trí, hạc có kích thước lớn, cao với ước mong phát triển của con người; mỏ dài, nhọn như mũi tên của sự vận động; đôi khi nó ngậm ngọc minh châu biểu trưng cho sang quý, hoặc khi ngậm hoa sen thì biểu trưng cho giác ngộ.

Trên đầu hạc thường đội đèn nến thể hiện sự tôn thờ ánh sáng chân lý, ánh sáng giác ngộ, xua đi bóng đen đêm tối.

Thân hạc hình khum, tượng trưng cho bầu trời, chân cao như chột chống trời.

Đôi Hạc đồng trên bàn thờ gia tiên còn được sử dụng như một liệu pháp “Trấn phong thủy” ngăn chặn tà, xấu vào nhà.

Trong bộ Đỉnh đồng ngũ sự Đôi hạc đứng trên lưng rùa là khí cụ không thể thiếu trên bàn thờ cùng với lư hương và đôi chân nến. Việc đặt một bộ Đỉnh đồng theo thứ tự: 1 Đỉnh đồng ở chính giữa, kế đó là đôi hạc đồng cưỡi mu rùa ngậm sen (Hạc tam khí) trầu đỉnh, sau đó tới đôi chân nến đồng

Việc đặt đôi hạc đồng cùng với bộ đỉnh đồng như vậy theo phong thủy tạo nên một thế vững chắc, một sợi dây liên kết tâm linh huyền bí giống như trục liên kết trong vũ trụ. Với sự gắn liền của đôi linh vật quý được dân gian tôn sùng Hạc và Rùa tạp thành một cặp đôi hài hòa, gắn kết. Việc thờ cúng Hạc đồng cưỡi rùa với ước mong cho gia đình luôn đoàn kết, hố trợ nhau cùng với ước mong về sự trường thọ, giàu sang và phát triển thịnh vượng bền lâu

+ Vị trí đặt hạc thờ tốt nhất:

– Tốt nhất là đặt con hạc ở hướng Nam, vì nó sẽ đem lại nhiều cơ hội tốt.

– Hướng Tây sẽ đem lại sự may mắn cho con cái của bạn, trong khi hướng Tây Bắc là hướng nên chọn nếu gia đình bạn là tộc trưởng.

– Đặt hạc ở hướng Đông sẽ có lợi cho con trai và cháu trai.

– Những tấm bình phong với hoa văn có thêu hình con hạc là một vật trấn Phong Thủy khá tốt, giúp bạn chặn đứng những điều không may có thể lọt vào nhà.

– Những khu vực không nên trưng hạc là phòng bếp, phòng tắm và nhà vệ sinh. Bạn cũng có thể bày hạc ở phòng ngủ, phòng ăn và phòng khách.

Xem thêm: Mẹo đơn giản làm sáng bóng đồ thờ cúng bằng Đồng

Thông tin liên hệ:

CƠ SỞ SẢN XUẤT ĐỒNG MỸ NGHỆ ĐẠI BÁI QUỸ MAI

Địa chỉ: Đoan Bái, Đại Bái, Gia Bình, Bắc Ninh
Email: Dongquymai@gmail.com 
STK: + 2606205183300 Agribank CN Gia Bình – Bắc Ninh
+ 108869370560 Vietinbank CN Gia Bình – Bắc Ninh
+ 43210001180383 BIDV CN Đông Côi – Thuận Thành – Bắc Ninh

Chủ tài khoản: Đỗ Văn Qũy

Hotline: 0393.653.888 – 0393.654.888

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0916.000.444